Saturday, December 5, 2015

Các chiêu thử thai chính xác nhất

Khi nghi ngờ mình đã có thai thì bạn nên kiểm tra càng sớm càng tốt.

Có nhiều cách để thử thai khác nhau như xét nghiệm máu, nước tiểu… Tiện lợi và thông dụng nhất vẫn là que thử thai.

Việc thụ thai căn cứ vào sự phát triển nội tiết tố hCG trong cơ thể người phụ nữ. Hầu hết các cách thử thai (gồm cả việc thử ở nhà) là để kiểm tra sự hiện diện của nội tiết tố này trong nước tiểu, hoặc qua mẫu máu và thường do bác sĩ hay nhà chuyên môn thực hiện (trừ phương pháp thử thai tại nhà, bạn có thể tự xác định lấy). Các phương pháp thử thai đều có độ chính xác rất cao (khoảng 97%).


Xét nghiệm tại nhà

Đây là xét nghiệm đơn giản nhất và cũng thông dụng nhất đối với các chị em phụ nữ hiện nay. Bằng việc sử dụng que thử thai được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc, người phụ nữ có thể biết được mình đã thụ thai hay chưa chỉ sau 7–10 ngày giao hợp, với độ chính xác trên 90%.

Chiêu thử thai chính xác 100% - 1
Thử thai bằng que thử cho kết quả chính xác lên tới 90%
 
Sử dụng đúng cách que thử thai

Theo bác sĩ Bùi Phương (Sức Khỏe & Đời Sống), que thử thai được sử dụng đúng cách khi đảm bảo các yếu tố về nguồn gốc xuất xứ, que thử còn hạn sử dụng, sử dụng đúng hướng dẫn.

Tiến hành thử thai tại nhà: Bạn có thể dùng que thử thai vào bất kỳ thời gian nào trong ngày (sớm nhất là vài ngày sau khi bị chậm kinh) nhưng tốt nhất là lúc đi tiểu vào buổi sáng. Một số loại que thử nhạy cảm có thể phát hiện mang thai trước khi bạn có dấu hiệu chậm kinh nhưng kết quả có thể không chính xác.

Tránh uống quá nhiều chất lỏng trước khi thử thai vì có thể làm loãng hormone hCG trong nước tiểu.

Độ chính xác cao: Các xét nghiệm thử thai tại nhà cho kết quả chính xác tới 97%. Chỉ có một số trường hợp que thử thai cho kết quả không chính xác trong tình huống thời gian sử dụng que thử thai chưa đạt đủ như yêu cầu (tối thiểu là 5 phút), sử dụng không đúng hướng dẫn, que thử thai giả hoặc hết hạn sử dụng...

Nếu đã sử dụng que thử thai đúng hướng dẫn sử dụng và kiểm tra từ 2-3 lần trở đi thì có thể tin tưởng vào kết quả đó. Nếu chưa thực sự tự tin vào cách thức thử thai và kết quả thử thai thì có thể mua que thử về và thử kiểm tra lại khả năng mang thai của mình. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kiểm tra chất lượng của que thử thai trước khi dùng.

Ngoài ra, để xác định chính xác có thai hay không, bạn có thể đi siêu âm sau khi nhận thấy biểu hiện chậm kinh từ một tuần trở đi. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng trong thực tế, kinh nguyệt của phụ nữ có thể đến sớm hơn hoặc chậm hơn so với dự kiến thông thường. Bởi một số yếu tố như chế độ sinh hoạt, thời tiết, tâm lý... có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của bạn gái.

Nếu bạn nhận thấy kinh nguyệt của mình thường xuyên không đều hoặc tiếp tục theo dõi mà bạn vẫn thấy kinh nguyệt chưa trở lại thì bạn cần đi khám tại các phòng khám phụ khoa để xác định nguyên nhân và có hướng xử trí thích hợp.

Sử dụng đúng cách que thử thai:

- Bước 1: Lấy nước tiểu vào trong cốc.

- Bước 2: Xé bao nhôm đựng que thử thai.

- Bước 3: Cầm que thử thai trên tay theo hướng mũi tên chỉ xuống

- Bước 4: Cắm que thử thai vào cốc đựng nước tiểu sao cho mặt nước tiểu không ngập quá mũi tên.

- Bước 5: Chờ 5 phút bắt đầu đọc kết quả:

Sau 5 phút, lằn vạch ngang màu hồng sẽ hiện ra trên que thử thai báo hiệu cuộc thử nghiệm đã hoàn tất. Nếu vạch hồng thứ hai hiện ra dưới vạch hồng đầu tiên, đó là kết quả bạn đã có thai. Nếu không có vạch hồng thứ hai hiện ra, bạn không có thai.

Một số thắc mắc khi dùng que thử thai

Có rất nhiều thắc mắc và lo lắng xung quanh cách thử thai tại nhà:

- Khi tôi kiểm tra nước tiểu của mình để phát hiện có đang mang bầu hay không, tôi thấy một vạch đầu tiên trên que thử có màu hồng nhưng màu đó lại biến mất sau một vài phút. Vậy tôi có thai hay không?
Vạch báo hiệu trên que thử biến mất thường cho kết quả âm tính: không mang thai. Tuy nhiên để chắc chắn điều này, bạn dùng que thử thai thêm một lần nữa để kiểm tra.
- Khi tôi dùng que thử thai, lúc ban đầu chỉ có một vạch với kết quả là tôi không mang thai. Tuy nhiên, cứ để que thử đó trong một tiếng sau, tôi lại thấy một vạch màu hồng nữa xuất hiện trên que thử.
Ở trường hợp của bạn, có hai khả năng có thể xảy ra. Trước tiên, bạn có thể đang mang thai nhưng mức độ hormone hCG còn thấp.

Thứ hai, vạch màu hồng đã xuất hiện trong que kiểm tra của bạn sau một tiếng có thể là do bốc hơi hoặc phản ứng một số hóa chất trong môi trường xung quanh. Do đó, để biết kết quả chính xác, bạn nên thử thai lại bằng que thử thai.

- Tôi nên làm gì nếu kết quả thử thai là âm tính (một vạch - không mang bầu) nhưng chu kỳ nguyệt san thì lại “lặn mất tăm” gần 2 tháng nay?

Bạn nên kiên nhẫn chờ một tuần nữa; sau đó, thử lại với một que thử thai mới. Nếu tại lần thử thứ hai, vẫn cho kết quả âm tính trong khi bạn vẫn bị mất kinh thì bạn nên đi khám sớm. Nguyên nhân chậm (hoặc mất) kinh có thể do bệnh nào đó.


- Tôi dùng que thử thai thì thấy báo kết quả là có thai. Tuy nhiên, ngay sau đó tôi lại thấy mình có kinh như bình thường. Tôi không hiểu gì cả.

Trường hợp của bạn có thể có hai khả năng. Một là bạn mang thai nhưng bị sảy sau đó. Hoặc trong máu kinh ngày đầu tiên có hormone hCG. Vì thế, bạn nên đi khám. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng que thử thai cho kết quả sai.


- Tôi nghe nói, kểt quả dùng que thử thai có thể bị sai lệch bởi nhiều yếu tố. Có khi nào phát hiện nồng độ hCG trong nước tiểu mà không phải do mang thai?

Que thử thai có thể phát hiện sự hiện diện của hCG trong nước tiểu. Dù độ chính xác khi dùng que thử thai khá cao nhưng bạn vẫn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra chắc chắn xem bạn mang thai hay chưa.

Ngoài ra, nếu bị u nang buồng trứng hoặc thai ngoài tử cung thì mức độ hormone hCG cũng tăng.

- Tôi đang muốn dùng que thử thai nhưng bạn đồng nghiệp lại khuyên nên đến viện thử máu hoặc nước tiểu mới chính xác. Điều này có đúng không?

Đúng là xét nghiệm máu luôn cho kết quả chính xác hơn nhưng bạn sẽ mất nhiều thời gian và chi phí hơn so với dùng que thử thai. Ngoài ra, xét nghiệm máu có hai loại: định lượng và định tính. Xét nghiệm máu định lượng có thể phát hiện hàm lượng rất thấp của hormone hCG; vì thế, kết quả không phải luôn chính xác.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm này được tiến hành sau khi thụ thai khoảng 2 tuần với độ chính xác khoảng trên 90%. Tuy nhiên, nếu kiểm tra sau 6 tuần thụ thai sẽ được kết quả đáng tin cậy nhất.

Xét nghiệm này nhằm phát hiện hCG trong nước tiểu của người phụ nữ. Xét nghiệm này thông thường được thực hiện ở bệnh viện hoặc phòng khám, do bác sĩ tiến hành.

Xét nghiệm máu

Đây cũng là một xét nghiệm khá phổ biến. Bằng cách phát hiện nội tiết tố hCG trong máu từ rất sớm, chỉ khoảng 2 tuần sau khi thụ thai, bác sĩ sẽ khẳng định kết quả bạn có thai hay không.

Khám trong

Việc sử dụng siêu âm trong vòng 12 tuần trở lại từ khi thụ thai sẽ giúp người phụ nữ xác định việc có thai mà không cần khám bên trong. Các nội tiết tố thụ thai làm mềm cổ tử cung và tử cung, đồng thời làm cho máu đến vùng hố chậu nhiều hơn. Do đó, có thể thấy âm đạo và cổ tử cung có màu tím nhạt điển hình nhờ vào dụng cụ kẹp mỏ vịt. Bằng mắt thường bác sĩ cũng có thể thấy được cổ tử cung của bạn hơi to ra (nếu bạn thật sự có thai).
Theo Ngọc Huê (Mẹ và bé)

Cách nhận biết đã mang thai

Để biết chính xác đã mang thai thì mẹ bầu cần phải được làm xét nghiệm máu, siêu âm sau dấu hiệu chậm kinh. Tuy nhiên thời gian chờ kỳ kinh tiếp theo luôn khiến mẹ bầu cảm thấy thấp thỏm. Bằng cách chú ý tới những biến đổi cơ thể sau sẽ giúp các mẹ nhận biết sớm nhất dấu hiệu mình đã có tin vui.

Buồn nôn
Hiện tượng này là do nồng độ estrogen và progesterone trong thai kỳ tăng lên. Hai hormone này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến không có khả năng giữ thức ăn bên trong dạ dày. Hiện tượng này có thể chỉ kéo dài qua 3 tháng, mẹ bầu nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và tránh những thực phẩm dễ lên men, cay nóng và nhiều dầu mỡ.

Đầy hơi
Progesterone tăng lên cũng khiến đường tiêu hóa của bạn bị chậm lại và dễ làm dạ dầy bị đầy hơi. 

Ra máu
Sau khi trứng thụ tinh cấy vào thành tử cung, mẹ bầu sẽ thấy tình trạng ra máu ngắn và ít hơn thường lệ của kỳ kinh thông thường.

Ngực nhạy cảm
Một trong những dấu hiệu sớm và chính xác nhất thông báo mẹ đã có tin vui đó là sự thay đổi của ngực. Khi progesterone và hCG bắt đầu “phong tỏa” toàn bộ cơ thể sau khi trứng được thụ tinh, sẽ làm tăng lượng máu khiến ngực của mẹ sưng lên, nhạy cảm và đau nhức hơn bình thường.

“Nhũ hoa” sẫm màu
Do sự xuất hiện của hormone hCG trong thai kỳ khiến cho vùng da xung quanh “nhũ hoa” sẽ trở nên sậm màu và bóng hơn. Mẹ sẽ nhân thấy hiện tượng này sớm hơn cả khi mẹ bị trễ kinh.

Mệt mỏi
Cơ thể mẹ bỗng dưng không được thoải mái mà thay vào đó là các triệu chứng mệt mỏi dù chế độ công việc, nghỉ ngơi vẫn không thay đổi.

Đau nhói ở bụng
Nhưng cơn đau nhói bụng dưới giống như trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu báo mẹ đã mang thai.

Nhạy cảm với mùi vị
Dấu hiệu dễ nhận biết khi mẹ mang bầu đó là sự nhạy cảm thái quá với các món ăn, mùi vị xung quanh.
         Nếu mẹ đã nhận thấy mình có đầy đủ những dấu hiệu trên thì có thể mẹ đã mang bầu rồi đấy. Tuy nhiên, để thật chính xác mẹ vẫn nên chờ tới sau khi chậm kinh để thực hiện các kiểm tra cơ bản cho chính xác nhé.

Blogmeyeucon

Các dấu hiệu mang thai sớm

Rất nhiều mẹ thường phân vân không biết mình đã có thai chưa ngay sau khi “quan hệ” 1-2 tuần. Nếu người mẹ dành chút thời gian để ý đến những thay đổi của cơ thể, chắc chắn sẽ nhận là một trong những dấu hiệu dưới đây.














Thần kinh căng thẳng và ngực đau tức
Ban đầu những triệu chứng như thần kinh căng thẳng, ngực nhạy cảm hơn bình thường là các dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ. Tâm trạng của mẹ có thể trở nên tồi tệ, cảm thấy không hài lòng hay cáu gắt bất chợt vì bất kỳ lý do nào. Bên cạnh đó, sau khi trứng được thụ tinh làm tăng lượng máu khiến ngực mẹ căng tức hơn, nhạy cảm và đau nhức hơn bình thường.Đây có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Tuy nhiên, dấu hiệu này rất giống với trước khi bạn có kinh nguyệt nên cần xem xét với những dấu hiệu khác đi kèm.

Đau nhói bụng dưới
Đau nhói bụng dưới cũng là một trong những dấu hiệu khá phổ biến nên mẹ đừng quá lo lắng. HIện tượng này là khi trứng đã thụ tinh và bám vào thành tử cung, gây ra những cơn đau nhói khiến mẹ khó chịu. Tuy nhiên, những cơn đau nhói ở bụng dưới cũng gần giống như trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt  lại cũng có thể là dấu hiệu mẹ đã mang thai. Mẹ bầu cần theo dõi những triệu chứng khác nhé.

Ăn uống
Dấu hiệu phổ biến nhất để biết mẹ đã mang bầu là cảm giác ăn uống của mẹ trở nên khác lạ. Có thể bỗng dưng là cảm giác thèm ăn, cũng có thể là cảm thấy sợ mùi vị của những món ăn ưa thích hoặc cảm giác chán ăn.



Buồn nôn
Sau 1 đến 2 tuần thụ tinh mẹ sẽ có cảm giác buồn nôn. Những cơn ốm nghén sẽ ghé thăm mẹ sau từ 1-2 tuần thụ tinh. Tuy nhiên mức độ mỗi mẹ bầu là khác nhau nhwg thông thường nhiều nhất là vào buổi sáng và có thể sẽ nhanh chóng biến mất sau 3 tháng đầu. Tuy nhiên, không ít những mẹ bầu bị ốm nghén suốt 9 tháng mang bầu.
Để giảm những cơn buồn nôn, ốm nghén khó chịu, mẹ bầu nên uống một ly trà gừng hoặc uống nước chanh vào sáng sớm, uống nước mía hoặc các loại hoa quả như táo, lựu…

Thường xuyên đi tiểu
Các cơn buồn tiểu sẽ thường xuyên đến với mẹ bầu trong suốt cả 9 tháng thai kỳ. 

Chóng mặt
Thời kỳ 3 tháng đầu mang thai có thể mẹ sẽ cảm thấy đau đầu nhẹ và chóng mặt. Đây là hiện tượng do các mạch máu giãn nở khiến huyết áp của mẹ bầu giảm xuống.

Nhiệt độ cơ thể
Nếu mẹ chú ý tới nhiệt độ cơ thể sẽ thấy liên tiếp những ngày này nhiệt độ cơ thể mẹ tăng hơn so với trước.

Blogmeyeucon

Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm nhất

Bất kỳ cặp vợ chồng nào đang mong chờ đón con yêu thì luôn muốn biết những đấu hiệu nho nhỏ sớm nhất dự báo tin vui đã đến với vợ chồng mình chưa. Một số chiệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, thèm ăn… cũng là những dấu hiệu sớm nhất báo mẹ có thể đã thụ thai. Cùng kiểm tra xem mẹ đã có những dấu hiệu nào sau đây nhé, nếu có có thể mẹ đã có con yêu rồi đấy.

Ra máu báo
Những đốm máu nhỏ màu đen hoăc hồng nhạt sẽ xuất hiện sau khi thụ thai từ 6-8 ngày. Đây là dấu hiệu trứng đã thụ tinh cấy vào thành tử cung – là một trong những dấu hiệu sớm nhất báo mẹ đã thụ thai.


Buồn nôn

Tâm trạng Thay đổi
Dù giấc ngủ mỗi ngày không hề thay đổi hoặc thậm chí còn tăng lên nhưng mẹ vẫn cảm thấy cơ thể mệt mỏi thì rất có thể đây là dấu hiệu sớm báo mẹ đã có bầu. Trong thời gian đầu mang bầu, hormone progesterone tăng cao khiến mẹ thường có cảm giác mệt mỏi. Thêm nữa, những triệu chứng như lượng đường trong máu thấp, giảm huyết áp, tăng lượng máu trong cơ thể cũng khiến các mẹ bị hao tổn sức lực.
Tâm trạng trong giai đọn đầu thia kỳ cũng là dấu hiệu khá phổ biến. Nguyên nhân được giải thích là do sự thay đổi các kích thích tố trong cơ thể làm cho cảm xúc mẹ bầu cũng dễ thay đổi và thường có chiều hướng nhạy cảm hơn.Có thể mẹ sẽ bỗng dưng hay cáu gắt và cảm thấy mọi thứ đều không thuận mắt mình hay bỗng ghét cay ghét đắng ai đó…

Ngực căng tức
Thông thường trước mỗi kỳ kinh nguyệt các mẹ thường thấy núi đôi có cảm giác đau nhức và nhạy cảm hơn bình thường. Triệu chứng này cũng xuất hiện khi mẹ mới mang thai nhưng cảm giác sẽ nặng nề hơn thời kỳ kinh nguyệt. Dấu hiệu này thường xảy ra sau khi thụ thai 1-2 tuần. Tuy nhiên theo các chuyên gia, không phải mẹ bầu nào cũng trải qua sự thay đổi này.
 6 dấu hiệu có thai sau một tuần mẹ cần biết - 2

Thèm ăn
Những món ăn không phải sở thích bỗng dưng khiến mẹ thèm đến mức không thể kìm chế cảm giác thèm ăn, hay những món sở trường bỗng trở nên đáng sợ trước mắt mẹ thì rất có thể mẹ đã thụ thai. Cảm giác thèm ăn hầu như sẽ theo mẹ bầu trong suốt 9 tháng mang thai để cơ thể có thể hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Hiện tượng này là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Nhiệt độ cơ thể thay đổi
Nếu mẹ chú ý tới nhiệt độ cơ thể mình thường xuyên thì mẹ sẽ thấy bỗng nhiên cơ thể có vẻ tăng nhiệt độ từ 0,3 độ C. Nếu các triệu chứng này đi kèm với những dấu hiệu trên thì rất có thể mẹ đã có “tin vui”.

Các dưỡng chất cần bổ sung trước khi mang thai


Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn các mẹ tương lai cần phải chuẩn bị cho mình việc bổ sung các dưỡng chất như acid folic, sắt, vitamin… Đây là những chất cực kỳ quan trọng ngay từ trước khi mang thai.

Acid folic
Acid folic giúp thai nhi tránh mắc phải các dị tật ống thần kinh (nứt đốt sống, não úng thủy, sinh non, hở hàm ếch…). Việc bổ sung đầy đủ acid folic ngay từ khi có dự định mang thai giúp giảm 93% nguy cơ dị tật ống thần kinh. Mẹ cần bắt đầu bổ sung đủ acid folic từ 3 – 6 tháng trước thời điểm dự định có thai với hàm lượng là 400 microgram/ngày. Acid folic có trong các loại rau có màu xanh đậm, các loại hạt, các thực phẩm từ sữa, thịt gia cầm, chuối, dưa hấu, hải sản,…

Canxi
Trước khi mang thai các mẹ tương lai cần bổ sung đầy đủ canxi giúp cho hệ xương thêm vững chắc, khỏe mạnh. Canxi là dưỡng chất cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe hệ xương của mẹ và hình thành xương, răng của trẻ. Bởi vậy nếu cơ thể mẹ không có nhiều canxi, thai nhi sẽ kém phát triển, bị còi xương,… Canxi có nhiều trong sữa
và các thức ăn giàu canxi như tôm, cua, trứng… nên được chú ý sử dụng.

Sắt
Sắt cũng giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm khuẩn vì là thành phần của enzym trong hệ miễn dịch. Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai dẫn đến nguy cơ thai phát triển chậm, thai lưu, suy dinh dưỡng bào thai, hay tai biến xuất huyết sau khi sinh. Do đó, mẹ cần bổ sung sắt ngay từ giai đoạn trước khi mang thai để phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Sắt có nhiều trong rau ngót, cá biển, thịt nạc, rau muống,…

Vitamin
Để giúp mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh thì việc bổ sung đầy đủ trước các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin E… là vô cùng quan trọng. Ví dụ, vitamin A có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và có nhiều trong cà rốt, bí ngô, cà chua,... Vitamin C là dưỡng chất có nhiều trong các loại trái cây tươi, rau xanh… có tác dụng tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, giúp hấp thu sắt tốt hơn.

Omega-3
Omega-3 với hàm lượng DHA và EPA là dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Khi Omega-3 trong cơ thể ít sẽ kéo theo nguy cơ sinh non và trẻ sinh thiếu cân. Chính vì thế, chị em phụ nữ có ý định mang thai cần chú ý bổ sung đầy đủ Omega-3 trước khi mang thai. Dầu thực vật và các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi… là những thực phẩm giúp cung cấp Omega-3.

Blogmeyeucon

Wednesday, December 2, 2015

Chuẩn bị mang thai nhanh nhất

Dưới đây là những lời khuyên rất hữu ích cho bạn để chuẩn bị chào đón con yêu
1. Kiểm tra sức khỏe sinh sản
Việc khám sức khỏe luôn là một bước chuẩn bị quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của các cặp đôi. Việc thăm khám và đánh giá sức khỏe sinh sản rất cần thiết khi muốn mang thai. Nó không chỉ giúp đánh giá khả năng thành công của bạn (và cả người ấy nữa), mà còn phát hiện và kiểm soát những vấn đề có thể gặp phải từ u nang buồng trứng, không rụng trứng, ít tinh trùng cho đến những vấn đề có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi sau này tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp…
Trong những buổi thăm khám này, các bà mẹ tương lai cũng có thể trình bày mọi thắc mắc của mình: Tôi có nên uống bổ sung vitamin? Tôi có thể uống viên sắt? Tôi muốn được tư vấn loại axít folic nào thích hợp…
2. Nắm bắt ngay chu kỳ
Trong mỗi chu kỳ kinh sẽ có một lần rụng trứng xảy ra và đây chính là thời điểm vàng để thụ thai Và đó cũng chính là khoảng thời gian thích hợp để tập trung cho quá trình chào đón con yêu. Nếu quá trình “yêu” vào những thời điểm khác trong chu kỳ, khả năng thụ thai sẽ thấp hơn rất nhiều.
Độ dài của một chu kỳ phụ thuộc vào từng người và từng thời điểm khác nhau. Một vòng kinh trung bình ở nữ giới là khoảng 28-30 ngày. Với những phụ nữ có chu kỳ kinh ngắn hoặc dài hơn thì ngày rụng trứng có thể bị dao động


3. Thôi lo lắng về tư thế 
Thực tế là, chưa có bất kỳ chứng cứ khoa học nào về các tư thế cho việc sinh con trai hay con gái cả. Nếu đang tìm cách để nhanh có thai, tốt nhất là bạn nên quên bớt nỗi băn khoăn này đi.

4. Nằm xuống 10 – 15 phút
Đó là lời khuyên của các chuyên gia dành cho những người đang tìm kiếm cơ hội làm mẹ. Tuy nhiên, không cần phải giơ cao chân. Thực tế, việc giơ chân lên không thể thay đổi tư thế của cổ tử cung, cánh cửa mà đoàn tinh binh sẽ phải đi qua trước khi đến được với quả trứng đang vẫy gọi chúng. Trong khoảng thời gian này, bạn cũng nên tránh việc đi vệ sinh nhé.
5. Nhiều quá cũng không tốt
Không cần thiết phải quan hệ hàng ngày và cố gắng “ép uổng” đối tác trong ngày rụng trứng để có được kết quả mỹ mãn. Tinh trùng có thể sống đến 72 giờ sau khi các chàng “lâm trận”, vì thế, không nên quá lo lắng về chuyện bạn có lỡ mất thời điểm rụng trứng hay không. Có thể đã có một đội ngũ tinh binh hùng hậu chực chờ trước khi trứng được phóng thích rồi.
6. Cứ thoải mái đi!
Có thể bạn đang gặp áp lực từ hai bên gia đình, từ việc nhìn thấy bạn bè đồng trang lứa đã có nếp có tẻ…, nhưng đừng để mình bị những lo lắng lấn át nhé. Tình trạng stress có thể tác động không tốt đến cơ chế rụng trứng và sức khỏe của tinh binh. Thế nên càng mong con, các bạn càng phải “vô tư đi”.
7. Tập luyện vừa phải
Không luyện tập, bạn có thể đang có số cân nặng vượt chuẩn và điều này cản trở việc thụ thai. Thế nhưng, tập luyện quá sức cũng có hại không kém khi nó làm nửa sau của chu kỳ ngắn lại và gây xáo trộn ít nhiều đến cơ chế rụng trứng.


 Blogmeyeucon

Top những việc cần chuẩn bị trước mang thai cho cả vợ và chồng

        Trước khi có ý định mang thai, không chỉ có vợ mà cả chồng cũng cần có sự chuẩn bị về sức khỏe, tài chính, tâm lý để đảm bảo tốt nhất cho sự chào đời của đứa trẻ.
       Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạng và an toàn nhất có thể, cả hai vợ chồng bạn nên cân nhắc và xem xét các điều dưới đây:
Để có một thai nhi tốt, người chồng cần chú ý:
- Ăn uống đủ dưỡng chất và an toàn giúp cơ thể và tinh trùng được khỏe mạnh. Ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic, kẽm, vitamin C, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, thịt hải sản, trứng, bưởi, cam, chanh, nho… 
- Tránh mặc đồ bó sát, ngồi quá lâu, ngâm mình trong bồn tắm hơi. 
- Hạn chế thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
- Nếu môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ... thì nên thay đổi công việc hoặc có biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro từ môi trường. 
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng.
Người vợ cần chú ý:
- Kiểm tra khả năng miễn dịch rubella, thủy đậu, bệnh phụ khoa, chủng ngừa cúm, rubella...
- Chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng vì cân nặng ở mức trung bình sẽ giúp dễ thụ thai hơn, không để béo phì quá mức. 
- Nên đi kiểm tra răng, nếu chưa làm trong 6 tháng qua. 
- Nên dành khoảng 30 phút tập thể dục hàng ngày.
- Cần bỏ rượu, cà phê, thuốc lá. Cà phê có thể làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ kích thích thần kinh, dễ dẫn đến sảy thai, chỉ nên dùng khoảng 200 mg mỗi ngày.
- Người mẹ cũng cần giảm thiểu rủi ro từ môi trường làm việc và sinh hoạt. Tránh tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, chất phóng xạ, các chất trong môi trường sống như chất tẩy rửa, dung môi, chì trong nước uống...
 - Người mẹ cần ngưng tất cả các biện pháp ngừa thai: thuốc tránh thai, tháo vòng, rút que cấy… Nên dùng bao cao su đến khi kinh nguyệt trở về bình thường, đều đặn để dễ theo dõi chu kỳ, canh ngày rụng trứng nhằm tăng khả năng thụ thai.
- Bổ sung sắt, axit folic
          Uống 400 mcg axit folic mỗi ngày trong 1-3 tháng trước khi có thai.
        Tăng cường thực phẩm giàu sắt từ rau (rau ngót, rau muống), thịt nạc (thịt bò, thịt trâu), cá biển... Sắt từ thịt hấp thu tốt hơn từ rau 2-3 lần.
- Chế độ dinh dưỡng cần được nâng cao tiêu chuẩn từ việc chọn thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, giàu protein, thêm rau quả.
- Người mẹ cần chuẩn bị sức khỏe tốt, tránh các bệnh nhiễm trùng và nguy cơ cho thai
        Phòng tránh các bệnh nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.
       Tránh các sản phẩm chưa được tiệt trùng như phô mai, sữa, thịt, cá sống..., trứng tái, thịt nấu chưa chín, thịt chế biến sẵn... có thể dẫn đến nhiễm trùng bào thai, sảy thai, thai lưu.
        Các loại cá chứa hàm lượng Hg cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình... có thể gây tổn thương não thai, thai chậm phát triển.
        Tránh các loại thực phẩm làm tăng co bóp tử cung có thể gây sẩy thai như rau sam, táo mèo, long nhãn, ba ba…
         Bảo quản thức ăn tốt, tránh bị nhiễm độc, vệ sinh tay chân trước khi ăn.
BlogMeyeucon